"Lung linh bóng nước con đò, Nhớ sao Chợ Mới câu hò thủy chung
Quê tôi miền đất anh hùng, Hôm nay vẫn đẹp vô cùng ai ơi!"

"Giờ thăm lại trường xưa trong khoảnh khắc
Cảnh còn đây người đi mất từ lâu..."

"對我而言台灣留下非常深刻的印象,我所去的每一個地方,我所見過的每一個人,這都是緣分!
再見大家,再見台灣!"

A greeting from Vietnam.

Sunday, April 19, 2015

Useful chunks of MATLAB code for file/folder manipulation

1. Read all file names inside a range of folders

The following code will look into folders, with regarding to the folder name pattern, and read all file names inside the dedicated folder.
Example: Data files are collected from many user, and each user has it own folder with the name u001, u002,...These user folders belong to a root folder (as in the following photo).
The MATLAB code to read all data file names in this case is:

fileCfg=struct(...
            'rootFolder','D:\Experiment\BodyDyn',...
            'userFolderPattern','^u\d+$',... %regular expression for user folder names
            'extension','set'); %File extension filter
userf = dir(fileCfg.rootFolder);
userf = regexpi({userf.name},fileCfg.userFolderPattern,'match');
userf = [userf{:}];
%userf is now a row matrix that holds all user folder names

dataFiles=[];
for i=1:size(userf,2)
    temp=char(strcat(fileCfg.rootFolder,'\',userf(i),'\*.',fileCfg.extension)); %full path to data folder
    temp2 = (dir(temp)); %this will cause error if the file date is empty
    temp2 = { temp2.name };
    dataFiles=[dataFiles; temp2'];
    %dataFiles is now a vector that holds all file names
end
Important functions that you may need to understand: dir (list folder contents), regexpi (match regular expression with case insensitive).

2. Save results to file

In the following code, it will generate the file that packs the variables varX and varY. This file will be saved in the same folder of the current M file.

fileFullPath=mfilename('fullpath');
temp=strsplit(fileFullPath,'\'); %decompose the fullpath into folder parts and file name part
temp(end)=[]; %remove file name part
temp=strjoin(temp,'\'); %temp is now the path to the folder of current M file
filepath=strcat(temp, '\', datestr(now,'yyyymmdd_HHMM'), '_myData.mat');
save(char(filepath),'varX', 'varY'); %save file with timestamp
disp(['File is saved to: ' filepath]);
(Nguyen My - 2015/04/20)

[Sưu tầm] Người khôn ngoan quá chưa hẳn là tốt

Trước kia, mỗi khi qua mặt được ai đó để đạt chút gì, bạn bè sẽ trầm trồ: “khôn quá ta, dùng chút mánh lới là có được thứ mình muốn“, nghe xong liền cảm thấy dương dương tự đắc. Nhưng khi trải qua nhiều chuyện trong cuộc sống, mới biết đó chỉ là khôn vặt, về lâu dài chỉ gây tổn hại cho bản thân. Làm người trong đời, chữ đức quan trọng lắm thay.
Trước đây không lâu, một chương trình truyền hình của Đài Loan với tên gọi “Cuộc đời sang giàu”, khách mời là nhà điều hành của một công ty rất nổi tiếng. Khi chương trình gần kết thúc, người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi cuối: “Anh cho rằng nhân tố then chốt làm nên thành công của công ty là gì?”
Trầm tư một lát, vị này cũng không trực tiếp trả lời mà bình tĩnh kể một câu chuyện:
“12 năm trước, một chàng trai vừa tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu cuộc sống vừa học vừa làm. Thời gian dần qua, anh phát hiện nhà ga địa phương hầu hết đều có lỗ hổng, không có chỗ kiểm vé, cũng không có người kiểm vé, thậm chí ngay cả camera kiểm tra cũng rất ít.
Dựa vào trí thông minh của mình, người thanh niên này tính toán được tỉ lệ trốn vé mà bị tra ra chỉ có 3/10.000. Anh rất đắc ý với phát hiện này của mình. Từ đó về sau, anh thường xuyên trốn vé. Anh còn biện hộ cho bản thân rằng, vì mình là học sinh nghèo mà, có thể tiết kiệm chút nào hay chút nấy.
4 năm qua đi, với tấm bằng đại học danh tiếng và thành tích xuất sắc, anh tự tin nộp đơn vào các công ty đa quốc gia, nhưng kết quả lại khiến anh hụt hẫng.

Friday, April 17, 2015

A geometric interpretation of the covariance matrix

Introduction

In this article, we provide an intuitive, geometric interpretation of the covariance matrix, by exploring the relation between linear transformations and the resulting data covariance. Most textbooks explain the shape of data based on the concept of covariance matrices. Instead, we take a backwards approach and explain the concept of covariance matrices based on the shape of data.
In a previous article, we discussed the concept of variance, and provided a derivation and proof of the well known formula to estimate the sample variance. Figure 1 was used in this article to show that the standard deviation, as the square root of the variance, provides a measure of how much the data is spread across the feature space.
Normal distribution
Figure 1. Gaussian density function. For normally distributed data, 68% of the samples fall within the interval defined by the mean plus and minus the standard deviation.
We showed that an unbiased estimator of the sample variance can be obtained by:
(1)   \begin{align*} \sigma_x^2 &= \frac{1}{N-1} \sum_{i=1}^N (x_i - \mu)^2\\ &= \mathbb{E}[ (x - \mathbb{E}(x)) (x - \mathbb{E}(x))]\\ &= \sigma(x,x) \end{align*}

Thursday, April 16, 2015

[Sưu tầm] 8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học lớn

Có những câu chuyện tuy chỉ vọn vẻn mấy chữ nhưng lại có thể chứa đựng đạo lý sâu xa. Thế nên trong cuộc sống này, đôi khi lời ít ý nhiều, quan trọng ở sự cảm thụ của người nghe.

Câu chuyện thứ nhất
Ngày xưa, một cặp vợ chồng nọ đã phải đi gặp Thần Chết.
Vị Thần Chết nói: “Hai người các ngươi chỉ có thể sống một người, các người hãy oẳn tù tì, người thua thì phải chết”.
Hai lần oẳn tù tì trước đó cả hai vợ chồng đều ra giống nhau; đến lần thứ ba, người chồng lại thua…Thần Chết thở dài nói: “Vốn dĩ chiếu theo lệ của ta, nếu như các ngươi ba lượt đều ra giống nhau, ta sẽ thả các ngươi ra, không muốn phải dùng đến lần thứ tư để phân thắng bại”.
Nghe xong, người vợ ôm chằm lấy người chồng tấm tức mà rằng: “Đã nói là 3 lần đều cùng nhau ra búa, tại sao lần thứ ba tôi ra cái kéo thì anh lại ra bao.”
Thực tế, đây chính là nhân tâm, là sự ích kỷ và ngốc ngếch của bộ phận một nhóm người, tính toán với người khác cuối cùng thành ra tính toán với chính mình. Khi người ngu ngốc muốn thua, kỳ thực anh ta đã thắng rồi. Cho nên, nếu lúc nào cũng lương thiện…thì bạn đã là người thắng cuộc! Làm người hãy luôn giữ trong tâm sự phúc hậu, lương thiện vậy.

Tuesday, April 7, 2015

[Sưu tầm] Nói thật để làm gì?

Đúng ngày Cá tháng Tư năm nay, người được chính thức ghi nhận kỷ lục Guinness sống thọ nhất thế giới đương đại, cụ bà Misao Okawa người Nhật Bản, đã qua đời ở tuổi 117. Hồi sinh nhật thứ 113 của cụ, có phóng viên đến hỏi: Bí quyết sống thọ của cụ là gì? Cụ Okawa trả lời: Tôi sống thật, nói thật, chắc thế nên sống lâu, thế thôi.
Cụ Okawa qua đời, giờ đây người già nhất hành tinh là sư cụ Luang Pu Supha. Hòa thượng sinh ngày 17/9/1896 ở tỉnh Sakon Nakhon, đông bắc Thái Lan, tức là thậm chí còn cao niên hơn cụ bà ở Nhật. Khi được vấn về vụ sống thọ, sư cụ Supha cô đọng: "Ăn ít, nói ít và nói thật".
...
Có cái gì đơn giản hơn sự thật? Và có gì dễ biến mất hơn sự thật?
Bàn tay là thật - nhưng cái bắt tay có thể là giả dối.
Đôi mắt là thật - nhưng giọt nước mắt có thể là giả dối.
Trình độ là thật - nhưng bằng cấp có thể là giả dối.
Cái thật có giá trị tự thân, nhưng cái giả dối mang lại nhiều lợi ích hơn.
Giữ giá trị hay chạy theo lợi ích, đó là mâu thuẫn mà con người luôn phải đấu tranh. Trước hết là tự đấu tranh. Nhưng có nhiều khi, chúng ta cảm thấy cô đơn trong cuộc đấu tranh cho sự thật ấy. Nhiều khi vì thế chúng ta thỏa hiệp. Và khi chúng ta thỏa hiệp hết ngày này sang tháng khác với vô vàn sự dối trá, thì làm gì có một môi trường xã hội trung thực - nơi mà những mầm sự thật có cơ hội vươn mình lên thành đại thụ.
Hai người sống thọ nhất của xã hội con người hiện đại đều nói rằng muốn sống thọ hãy sống thật. Đó có thể là một bí quyết, nhưng cũng có thể là một thông điệp. Suy nghĩ về nó có thể sẽ giúp chúng ta có lựa chọn giữa hai câu hỏi quan trọng bậc nhất của thời đại này: Nói thật để làm gì? Và nói dối để được gì?
Nguồn: trích từ bài viết của tác giả Gia Hiền

Sunday, April 5, 2015

Giàu và nghèo

Đời của họ tuy hai mà một,
Phận hai người tuy một mà hai,
Tập cho đi, hạnh phúc mới đủ đầy,
Tâm phân biệt, đời này đâu ý nghĩa!

Their lives are contrasting but similar, are similar but contrasting,
Think about the giving virtue, which brings the real happiness in life!
Throw away the human barrier, which prevents the real happiness in life!
(Nguyễn Mỹ - 6/4/2015)

Video sưu tầm:

Friday, April 3, 2015

[Sưu tầm] Điều gì quý nhất trên đời

Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.Phật dừng lại, hỏi nhện:

"Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?" Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?" Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.

[Sưu tầm] Nhặt hòn đá

Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé nhỏ luôn mong muốn tìm kiếm được cho mình một cuộc sống vẹn toàn. Một hôm, cô cầu xin Thượng Đế ban cho cô mọi thứ cô ao ước.

Thế là Thượng Đế xuất hiện và bảo với cô bé rằng: "Con hãy đi theo con đường lộng gió phía trước, ở đó có hàng trăm triệu hòn đá nhỏ. Ta cho con kỳ hạn là 365 ngày để nhặt một hòn đá lớn nhất mà con có thể tìm thấy. Hòn đá càng to thì ta càng ban cho con nhiều hơn. Điều kiện đặt ra là khi con đi qua rồi thì không được quyền quay lại. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi con chọn hòn đá cho mình".

Cô bé cảm thấy thât sung sướng và bắt đầu bước vào hành trình của mình trên con đường lộng gió để tìm kiếm "hạnh phúc lớn nhất" cho cuộc đời cô. Tuy nhiên, mỗi khi bắt gặp một hòn đá to dọc lối đi, cô lại do dự và tự nhủ với lòng mình "chắc hòn đá kế tiếp sẽ to hơn nhiều". Nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều tháng trôi qua rồi cô cũng đi gần hết con đường và chợt nhận ra rằng cô đang không còn đủ thời gian và cơ hội để chọn những hòn đá to. Vì vậy cô đành phải nhặt vội vàng một hòn đá nhỏ ven đường.

Cuộc sống cũng y như vậy. Chúng ta luôn tìm kiếm một người bạn đời hoàn hảo, một công việc hoàn hảo, một căn nhà hoàn hảo, một chiếc xe hoàn hảo... và không bao giờ nhận ra được rằng ta đang bỏ phí biết bao thời gian và cơ hội.

Không bao giờ có cái gọi là "hết sức đúng lúc" để nói một cách chính xác những gì bạn muốn bày tỏ vào chính xác một thời điểm nào đó với chính xác môt người nào đó, hay làm một cách chính xác một công việc mà bạn muốn làm trong đời. Vậy thì, sao bạn lại không sống "cho hôm nay" và tận hưởng mỗi phút giây bạn có được trên cõi đời này.
(Sưu tầm)

[Sưu tầm] Dại cũng chết mà khôn cũng chết, biết mới sống

Trang Tử dẫn một đoàn môn sinh lên núi thăm bằng hữu.Đến chỗ rừng sâu heo hút, thấy đám tiều phu đang đốn cây. Trang Tử hỏi:
- Vì sao các anh chặt hết mấy cây kia, chỉ lưu lại mỗi một cây to này?

Tiều phu nói:
- Cây này xem bề ngoài đẹp đẽ vậy chứ vô dụng lắm, chẳng xài được gì cả!

Trang Tử quay đầu ngó môn sinh bảo:
- Cây này nhờ vô dụng mà được lưu lại, các anh phải học theo như vậy!

Đi qua núi, trời sắp sụp tối, Trang Tử dẫn môn sinh đến nghỉ đêm nơi nhà người bạn. Người bạn đã lâu không gặp Trang Tử, mừng rỡ sai con:
- Hãy mau giúp cha làm thịt chim đãi khách!

Con cầm dao lên, hỏi cha:
- Nhà mình có hai con chim, nên giết con nào?

Người cha bảo:
- Tất nhiên là con không biết hót!

Nói xong, người cha mỉm cười bảo Trang Tử:
- Con tôi khờ quá, có vậy mà cũng hỏi, con chim không biết hót thì vô dụng quá, giữ lại làm chi?

Trang Tử quay đầu bảo môn sinh:
- Con chim được sống là nhờ biết hót, các anh phải học tập điều này.

Sáng hôm sau, các trò không nhịn được, hỏi Trang Tử:
- Thưa thầy, chiều qua vào rừng, thấy cây vô dụng được chừa lại, thầy bảo học nó. Rồi đến lượt con chim, nhờ có tài mà được sống, thầy cũng bảo học nó. Lời thầy dạy thực mâu thuẫn quá, rốt cuộc chúng con phải theo bên nào? - Hữu tài hay vô tài? Hữu dụng hay vô dụng?

Trang Tử cười to, nói:
- Các anh phải dùng trí phán đoán, tùy thời mà cư xử, ứng biến chứ! Hễ thấy cần hiển tài thì phô tài, cần vô dụng thì hiện vô dụng. Còn bình thường thì hãy trụ ở giữa hữu và vô, vậy thôi.

Trang Tử là một vị thầy được đời tôn xưng là bậc hiền trí, cư xử ôn nhu dịu dàng. Người trí thì không chấp chặt hay thiên về một bên. Giữa vô dụng và hữu dụng họ đều khéo rút ra phương pháp hay để sống. Bao giờ cũng thức thời, khéo nắm bắt cơ hội để ứng xử thích hợp. Tùy lúc mà họ thể hiện có tài hay vô dụng. Dù không phải là bậc toàn trí toàn năng, song giữa hữu và vô tài họ luôn nhận định sáng suốt và thể hiện phù hợp.

Thực ra đúng, sai; phải, quấy; tốt, xấu; tài và bất tài… đều tùy thuộc vào sự uyển chuyển, tỉnh sáng của tâm. Phật pháp vốn là pháp bất định, nếu sống cứ chấp chặt một bên, ứng xử không hợp lúc hợp thời thì dễ chuốc lấy tai họa, khổ lụy. Bởi vậy, người trí tuy hay nhìn vào nội tâm, song ứng đối với ngoại giới luôn nhanh lẹ, khế cơ khế thời. Đôi lúc thấy như hay, đôi lúc nhìn như dở! Họ tùy duyên, song lại bất biến! Điểm chính là tâm tư phải bình an, tĩnh lặng thì mới có được sự hành xử sáng suốt, ít lỗi lầm.

Người ta thường nói, dại cũng chết mà khôn cũng chết, biết mới sống. Biết chính là tuệ giác biết tùy lúc tùy thời ứng xử nhịp nhàng. Không trụ, không chấp sống an nhiên, tùy duyên tiếp vật, lợi mình và lợi người v.v… chính là minh triết trong cuộc sống mà mỗi người cần phải thực tập để thành tựu.
Nguồn: phattuvietnam

Thursday, April 2, 2015

CUỐI XUÂN XỨ ĐÀI

Hai mùa xuân đến lại đi,
Đài Loan trước lạ nay thì đã quen!
Sân trường hoa nở đua chen,
Đỗ quyên khoe sắc kẻ khen người nhìn.
Hồng đào đỏ thắm tươi xinh,
Cành cao đôi sóc phi mình tung tăng.
Cuối xuân trời đất vui lâng,
Mà sao ai đó bảo rằng nhớ quê?
(Nguyễn Mỹ - 3/4/2015, Đài Loan)