Monday, February 15, 2016

DANH NHÂN CHỢ MỚI

Click VÀO ĐÂY để thay đổi cách hiển thị nội dung bên dưới. Nhấn vào XEM TIẾP để xem danh sách đầy đủ.

Nhà văn NGUYỄN QUANG SÁNG

- Sinh năm 1932 tại xã Mỹ Luông.
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng nổi tiếng với các tác phẩm như: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Đất lửa, Dòng sông thơ ấu, Chiếc lược ngà,...
- Hai giải thưởng cao quý nhất của ông: Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000; Huy chương vàng Liên hoan phim Mát-xcơ-va 1981 cho bộ phim Cánh đồng hoang.
- Ông có một tiểu thuyết viết về quê hương Chợ Mới là tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu, Đất lửa.
- Con trai ông là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (đạo diễn phim Nụ hôn thần chết,...).

Linh mục Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP

- Ông sinh ngày 1-1-1897 tại xã Mỹ Luông.
- Ông là người đã hi sinh cho giáo dân Tắc Sậy năm 1946. Ông được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến 1969, hài cốt ông được dời về nhà thờ Tắc Sậy. Nhiều người tin tưởng rằng ông rất linh thiêng và họ thường tìm đến mộ ông, trưng hình ông để cầu bình an và mong được làm ăn suôn sẻ.

Nhạc sĩ HOÀNG HIỆP

- Sinh năm 1931 tại xã Mỹ Hiệp.
- Các nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Hiệp: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Lá đỏ, Nhớ về Hà Nội, Viếng Lăng Bác,... Ngoài ra, ông còn sáng tác nhạc cho phim Mùa gió chướng, Biệt động Sài Gòn,...
- Giải thưởng cao quý nhất của ông: Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000
- Bài hát ông viết về quê hương: Về miền thương nhớ, Chốn đó quê ta, Trở về dòng sông tuổi thơ,...

Cố Bộ trưởng Bộ y tế NGUYỄN VĂN HƯỞNG

- Sinh năm 1906 tại xã Mỹ Hiệp. Mất năm 1998.
- Ông là giáo sư, bác sĩ vi trùng học và Đông y, cố Bộ trưởng Bộ Y Tế 1969-1974, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa II, III.
- Ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân dân và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).

GS. TSKH. NGUYỄN NGỌC TRÂN

- Sinh năm 1940 tại xã Mỹ Hiệp. Ông là con của cố bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Văn Hưởng.
- Ông là Giáo sư Tiến sĩ khoa học Toán cơ. Ông từng là nghiên cứu viên khoa học tại CNRS (Pháp), Giáo sư Đại học tại trường Đại học Poitiers - Pháp (1974-1976), Trưởng ban Việt kiều Trung ương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội,...
- Ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 40 công trình khoa học.
- Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (1992); Huân chương Lao động hạng Nhất (1997); Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; Huy chương Vì thế hệ Trẻ.

NSƯT. NGUYỄN NGỌC BẠCH

- Sinh năm 1922 tại xã Mỹ Hiệp. Mất năm ???.
- Khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ bùng nổ, Nguyễn Ngọc Bạch tham gia cách mạng và được chính quyền kháng chiến giao nhiệm vụ thành lập đòan kịch Cứu quốc. Năm 1946, Đoàn kịch Cứu quốc đi khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ lưu diễn nhiều vở kịch và các ca khúc cách mạng, trong đó ca khúc Cương quyết ra đi và Ngậm hờn sông núi đã chinh phục được sự mến mộ của khán giả Nam Bộ lúc bấy giờ.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước NGUYỄN VĂN GIÀU

- Sinh năm 1957 tại xã Mỹ Hiệp.
- Ông là Tiến sĩ Kinh tế. Ông là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận trước khi được bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ông được tặng thưởng Huân chương hữu nghị, Huân chương Lao động hạng Ba,...

Cố Bộ trưởng Bộ ngoại giao UNG VĂN KHIÊM

- Sinh năm 1910 tại xã Tấn Mỹ. Mất năm 1991.
- Các chức vụ ông từng đảm nhiệm như Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ (08/1945 - 12/1945), Đại biểu Quốc hội khoá I, II, III, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng (1955), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (01/1961).
- Ông được tăng thưởng một số huân chương cao quý như Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Hữu nghị Lê-Nin, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc,...

Tướng THƯ NGỌC HẦU

- Thư Ngọc Hầu (?-1801) tên thật Nguyễn Văn Thư, là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong thời kỳ còn đánh nhau với nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
- Thư Ngọc Hầu sinh ra tại cù lao Giêng (nay thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).

Nữ anh hùng HUỲNH THỊ HƯỞNG

- Huỳnh Thị Hưởng, bí danh Sáu Hồng, sinh năm 1945 tại ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới.
- Mười tám tuổi (1963) chị bắt đầu hoạt động cách mạng. Chị có sáng kiến đục lỗ trong thân cây, gài lựu đạn vào lỗ rồi khéo dán truyền đơn chống Mỹ lên. Lính đi tuần thấy truyền đơn nên xúm lại gỡ và bị lựu đạn nổ gây thương vong. Anh em du kích xã vì thế rất kính nể và xem chị như người chỉ huy.
- Đêm 20 tháng 6 năm 1965, chị bị giặc Mỹ giết hại dã man (cắt tai, rọc miệng, xẻo vú, móc mắt, một vết đâm sâu vào thái dương, không một mảnh vải che thân). Xác chị bị bỏ nằm vất vưởng trên bờ kênh Cái Tàu. Lúc ấy chị vừa tròn 20 tuổi.
- Năm 1985, Huỳnh Thị Hưởng được Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Họa sĩ CHÓE

- Tên thật: Nguyễn Hải Chí. Sinh năm 1943 tại xã Hội An. Mất năm 2003.
- Ông được xem là họa sĩ biếm họa tài năng nhất Việt Nam, từng tham gia các cuộc triển lãm thế giới. Thời chiến, ông từng vẽ tranh biếm họa chính phủ Thiệu và Mỹ trên các báo. Năm 1973, nhà xuất bản Glade Publication (Bắc Carolina) cho xuất bản tập sách The world of Chóe làm cho ông được thế giới chú ý.

NSND. CAN TRƯỜNG

- Can Trường (1930 - 1977) là một diễn viên kịch nói kì cựu của sân khấu Việt Nam.
- Can Trường thành công với nhiều vai diễn như Trương Định trong Trương Định, Tám Khoẻ trong Người ven đô (Minh Khoa), Bùi Kiệm trong Lục Vân Tiên, cậu George trong Hòn đảo thần Vệ nữ,... Đặc biệt, ông là người đầu tiên thể hiện hình tượng Lenin trên sân khấu Việt Nam, với vai Lenin trong Chuông đồng hồ điện Kremlin. Ông đã được Nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Lenin vì thành công xuất sắc của ông trong vai diễn này.

Phêrô VÕ THÀNH TRINH

- Phêrô Võ Thành Trinh (1916-1991) là một linh mục Công giáo Việt Nam quê ở xã Hòa Bình.
- Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam từ khóa V đến khóa VIII. Ông cũng nguyên là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VII và Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam.

Bí thư Liên Tỉnh ủy Long Xuyên LƯƠNG VĂN CÙ

- Ông tên thật là Nguyễn Văn Tây, bí danh là Dương, sinh năm 1915 tại ấp Mỹ An, xã Nhơn Mỹ.
- Tháng 03-1940, Xứ ủy điều Lương Văn Cù từ Sài Gòn - Gia Định về quê, thay làm Bí thư Liên Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách địa bàn Long Xuyên.
- Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Chợ Mới bị Pháp dìm trong máu lửa từ ngày 10 đến ngày 14-12-1940, Lương Văn Cù bị bắt và xử tử tại Hóc Môn ngày 28-08-1941.

(Nguyễn Mỹ tổng hợp – 02/2016)

0 comments:

Post a Comment