"Lung linh bóng nước con đò, Nhớ sao Chợ Mới câu hò thủy chung
Quê tôi miền đất anh hùng, Hôm nay vẫn đẹp vô cùng ai ơi!"

"Giờ thăm lại trường xưa trong khoảnh khắc
Cảnh còn đây người đi mất từ lâu..."

"對我而言台灣留下非常深刻的印象,我所去的每一個地方,我所見過的每一個人,這都是緣分!
再見大家,再見台灣!"

A greeting from Vietnam.

Wednesday, March 16, 2016

[Download] Ấn phẩm Tờ Hoa

"Tờ Hoa" là tên tuyển tập thơ văn của học sinh trường THPT Châu Văn Liêm những năm 2003-2005. Download file pdf bản đầy đủ các trang tại đây.
(nhiều tác giả)

Friday, March 4, 2016

[Sưu tầm] Những hình thái mới của ‘giặc dốt’ ở Việt Nam

Dốt nát chưa phải là bi kịch lớn nhất của con người, mà bi kịch lớn nhất của con người là dốt mà không biết mình dốt.
Những tưởng trong một xã hội mà ai cũng bằng này cấp nọ, tràn lan cử nhân, tiến sĩ, kỹ sư… như bây giờ thì “giặc dốt” chỉ là câu chuyện của quá khứ. Nhưng, thực ra nó vẫn còn tồn tại (thậm chí là còn đáng sợ hơn xưa) dưới một “lớp áo” khác: sự ấu trĩ hay sự ngộ nhận về hiểu biết. Nói một cách nôm na bằng ngôn ngữ bình dân là: dốt mà không hề biết là mình dốt. Có thể tạm chia những người có ảnh hưởng trong xã hội (bất cứ xã hội nào) thành 5 nhóm sau đây: có quyền, có tiền, có tiếng, có bằng, và có chữ.
Một biểu hiện của bệnh ấu trĩ ở những người có quyền là việc họ thường xuyên đưa ra những quyết sách tồi nhưng bản thân họ lại không nhận ra được điều đó. Một nhà lãnh đạo giỏi có thể không cần phải biết tất cả mọi thứ, giỏi tất cả mọi việc, nhưng sẽ biết ai là người mình nên lắng nghe và ai là người mình nên tin tưởng, sẽ phân biệt được đâu là quân tử và đâu là ngụy quân tử, đâu là thực tài và đâu là ngụy tài. Nhà lãnh đạo ấu trĩ thường không có khả năng này, bởi họ đã mất đi khả năng phân biệt ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai.

Saturday, February 27, 2016

[Clip tự làm] Các logo đã thiết kế

Logo Chi hội sinh viên Chợ Mới tại Đại học Cần Thơ (thiết kế năm 2006, nay đã được chỉnh sửa đôi chút bởi tác giả khác):

Logo trường THPT Châu Văn Liêm (thiết kế năm 2010):
(Nguyễn Mỹ - 2/2016)

Monday, February 15, 2016

DANH NHÂN CHỢ MỚI

Click VÀO ĐÂY để thay đổi cách hiển thị nội dung bên dưới. Nhấn vào XEM TIẾP để xem danh sách đầy đủ.

Nhà văn NGUYỄN QUANG SÁNG

- Sinh năm 1932 tại xã Mỹ Luông.
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng nổi tiếng với các tác phẩm như: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng, Đất lửa, Dòng sông thơ ấu, Chiếc lược ngà,...
- Hai giải thưởng cao quý nhất của ông: Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000; Huy chương vàng Liên hoan phim Mát-xcơ-va 1981 cho bộ phim Cánh đồng hoang.
- Ông có một tiểu thuyết viết về quê hương Chợ Mới là tiểu thuyết Dòng sông thơ ấu, Đất lửa.
- Con trai ông là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (đạo diễn phim Nụ hôn thần chết,...).

Linh mục Phanxicô TRƯƠNG BỬU DIỆP

- Ông sinh ngày 1-1-1897 tại xã Mỹ Luông.
- Ông là người đã hi sinh cho giáo dân Tắc Sậy năm 1946. Ông được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến 1969, hài cốt ông được dời về nhà thờ Tắc Sậy. Nhiều người tin tưởng rằng ông rất linh thiêng và họ thường tìm đến mộ ông, trưng hình ông để cầu bình an và mong được làm ăn suôn sẻ.

Nhạc sĩ HOÀNG HIỆP

- Sinh năm 1931 tại xã Mỹ Hiệp.
- Các nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Hiệp: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Lá đỏ, Nhớ về Hà Nội, Viếng Lăng Bác,... Ngoài ra, ông còn sáng tác nhạc cho phim Mùa gió chướng, Biệt động Sài Gòn,...
- Giải thưởng cao quý nhất của ông: Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000
- Bài hát ông viết về quê hương: Về miền thương nhớ, Chốn đó quê ta, Trở về dòng sông tuổi thơ,...

Cố Bộ trưởng Bộ y tế NGUYỄN VĂN HƯỞNG

- Sinh năm 1906 tại xã Mỹ Hiệp. Mất năm 1998.
- Ông là giáo sư, bác sĩ vi trùng học và Đông y, cố Bộ trưởng Bộ Y Tế 1969-1974, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa II, III.
- Ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân dân và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).

Friday, February 12, 2016

TỰ TÌNH QUÊ HƯƠNG 3

"Mỗi lần về lại quê hương,
Dòng sông bến nước nhớ thương vơi đầy,
An Giang Chợ Mới là đây,
Nơi tôi ôm ấp những ngày ấu thơ"
Đó là những câu thơ tôi dành tặng riêng cho nơi mà mình được sinh ra và lớn lên, một miền quê có dòng sông Tiền và dòng sông Hậu bảo bọc đôi bờ. Để rồi mỗi dịp xa quê, cũng chính dòng sông đã tiễn tôi rời đất mẹ đến với quê người. Và mỗi dịp trở về, cũng chính dòng sông vỗ sóng mừng tôi quay lại nơi xưa. Dòng sông gắn bó với những đứa trẻ ở quê từ những ngày nó nằm trên cánh võng nghe tiếng mẹ ru xen lẫn tiếng ghe tàu và tiếng sóng vỗ. Vì bao lẽ đó, chả trách sao dòng sông lại quan trọng với bao thế hệ người dân quê tôi đến thế. Khi mà tình cảm đong đầy trong tâm trí, dòng sông thoắt hóa thành nguồn cảm hứng cho những bài văn, điệu hát với những ca từ thân yêu nhất, như các sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nhạc sĩ Hoàng Hiệp - những người con ưu tú của quê hương.
Mùa nước nổi, dòng sông tưởng chừng như vô tâm khi nhấn chìm làng xóm trong biển nước. Nhưng không hoàn toàn như vậy, dòng sông rất hữu tình khi mang đến cho dân quê một lượng lớn cá linh, bông súng và bông điên điển - những sản vật không phải mùa nào cũng có. Và không biết tự bao giờ, hình tượng bông điên điển bỗng trở thành nét đẹp dịp lũ về. Dịp ấy ở phương xa, những người con vùng lũ không khỏi xúc động khi nghe câu hát thuở nào cất lên: "thương bông điên điển, nghiêng mình nhớ đất quê". Cuối cùng thì con người và thiên nhiên đã hiểu và có tình cảm với nhau, để cùng sống chung và cứ thế hẹn gặp lại nhau mỗi năm.
Do sống ở nơi có nhiều sông rạch nên những đứa trẻ thường được người lớn dạy bơi rất sớm. Khi thì ôm mấy cái thùng mũ, khi thì ôm gốc chuối, đứa trẻ vừa ôm vừa đạp bì bõm mà tập từ năm này qua tháng nọ. Có đứa muốn mau biết bơi nên bèn đi tắt đón đầu, nghe lời tụi con nít trong xóm bắt con chuồn chuồn cho cắn rốn để biết bơi. Chuồn chuồn cắn muốn banh rốn mà phóng xuống nước vẫn chìm nghỉm, nước phù sa một họng, thôi đành ôm gốc chuối tập từ từ vậy. Khi biết bơi rồi, mấy đứa trẻ từ trên cầu nhảy đùng xuống sông tắm cho nước văng tung tóe, tụi nó cười nói hả hê rồi móc bùn chọi hết đứa này tới đứa nọ. Thỉnh thoảng trong nhóm có đứa nhỏ âm thầm ị bậy, cả đám bụm miệng bơi lấy bơi để chạy qua chỗ khác giỡn tiếp.