"Lung linh bóng nước con đò, Nhớ sao Chợ Mới câu hò thủy chung
Quê tôi miền đất anh hùng, Hôm nay vẫn đẹp vô cùng ai ơi!"

"Giờ thăm lại trường xưa trong khoảnh khắc
Cảnh còn đây người đi mất từ lâu..."

"對我而言台灣留下非常深刻的印象,我所去的每一個地方,我所見過的每一個人,這都是緣分!
再見大家,再見台灣!"

A greeting from Vietnam.

Showing posts with label Van. Show all posts
Showing posts with label Van. Show all posts

Thursday, August 30, 2018

Truyện: THỜI TIỀN SỬ

     Một buổi sáng như mọi khi, lớp nó vẫn học bình thường. Bỗng trên trời, nó thấy mây tối sầm lại và cuồn cuộn che khuất cả bầu trời. Các bạn nó hoảng cả lên, cảnh vật đang xoay chuyển một cách chóng mặt. Đất trời âm u, cuồng phong nổi lên cuốn tụi nó vào một cơn lốc xoáy.
     Á á á... nó hét lên tuyệt vọng.
     Bùm! Cả bọn dần dần tỉnh dậy và sửng sốt sau cơn lốc. Xung quanh tụi nó giờ là một mảnh đất rộng đầy núi non và cây cối, một miền đất yên tĩnh, hẻo lánh. Mấy đứa trong bọn chu mỏ nhìn nhau.
     - Tụi bây ơi, mình đang lạc vào thời tiền sử đó. Mạnh vừa nói vừa chỉ lên trời. Nhìn kìa!
     - Thằn lằn bay.
     - Trông nó gớm quá!
     Trước mắt tụi nó là một con thằn lằn bay tổ bố da đỏ như máu, đầu thì nửa giống dơi, nửa giống quạ, răng nhọn hoắt, mắt lộ vẻ hung hăng đang bay về phía chân trời và biến mất dần.
     - Ủa sau đằng kia có hai nhánh gì ngọe nguậy vậy ta - Một đứa trong bọn thốt lên.
     - Gió chứ gì - Đứa khác trấn an.
     Và cái đó lộ ra từ từ, trông "nó" trắng ngà, nhọn nhọn, cong cong, cây cối rung rinh theo. Ôi... một con voi Mamut đang chạy về phía chúng nó với đôi ngà khỏe mạnh.
     Cả bọn co cẳng chạy, "nó" thì đang lao tới ngày một gần. Bỗng, phụt, phụt,... rú ú ú ú ú... có tiếng gì đó làm "nó" rú lên, cả bọn ngoái lại phía sau. Thì ra là một bộ tộc người tiền sử! Họ đang phóng lao vào con vật. Lao phóng tới ngày càng nhiều, con Mamut ẹo tới ẹo lui rồi ngã ngang cái độp chết tươi. Họ bu quanh xác voi lấy thịt, có mấy người khoái chí cười hô hố lên, mấy ông bụng phệ vừa vỗ bụng bẹp bẹp, vừa ca hát ăn mừng. Chúng nó bèn núp vào một tảng đá gần đó tránh bị họ phát hiện, chờ lúc họ đi khỏi mới dám ló mặt ra.
     Thế là tụi nó ngồi chèo queo, mong có đường trở về với thời đại của mình. Tụi nó nhớ tới thầy cô, cha mẹ, bè bạn.
     Gầm...
     - Lại cái gì nữa đây?
     - Hình như có cái gì đang gầm, tiếng rống ngày càng gần thì phải.
     - Cọp hay sư tử đây trời?
     - Không phải, tiếng... tiếng gầm rất to, có cả tiếng ru...ung động mạnh của những bước chân.          Không lẽ... không lẽ là...
     - Má ơi, khủng long bạo chúa đó, chạy đi các bạn! Cả bọn lại chạy maratong lần nữa. Không đứa nào dám chậm trễ. Con quái vật to như tòa cao ốc, da sần sùi với hàm răng tua tủa khát máu đang tiến lại gần.
     Phập! Phập! Phập!
     - Hú hồn, may mà nó táp hụt.
     - Suýt nữa, suýt nữa... là... là... tui sứt cái lỗ mũi rồi nè trời.
     - Con khủng long này bị lé chắc. Mong là vậy.
     - Ối, không! Cái đuôi nó đang quất về phía tụi mình kìa.
     - Đừng...
     Bọn nó đang kề cận với tử thần. Đầu óc nó quay cuồng tối tăm.
     - Vĩnh biệt. Trời ơi! Cứu tôi với - Nó la lên tuyệt vọng.
     - Ê, ê, tỉnh dậy coi mậy, ngủ gục trong lớp nãy giờ đã chưa? Vô học rồi kìa - có tiếng thằng bạn đang đánh thức nó.
     Nó tỉnh dậy, tay dụi dụi mắt lấy vở ra. Nó vừa trải qua một giấc mơ mạo hiểm, một cuộc phiêu lưu thời tiền sử xa xưa...
     (NGỌC MỸ - 12A2)

Friday, February 12, 2016

TỰ TÌNH QUÊ HƯƠNG 3

"Mỗi lần về lại quê hương,
Dòng sông bến nước nhớ thương vơi đầy,
An Giang Chợ Mới là đây,
Nơi tôi ôm ấp những ngày ấu thơ"
Đó là những câu thơ tôi dành tặng riêng cho nơi mà mình được sinh ra và lớn lên, một miền quê có dòng sông Tiền và dòng sông Hậu bảo bọc đôi bờ. Để rồi mỗi dịp xa quê, cũng chính dòng sông đã tiễn tôi rời đất mẹ đến với quê người. Và mỗi dịp trở về, cũng chính dòng sông vỗ sóng mừng tôi quay lại nơi xưa. Dòng sông gắn bó với những đứa trẻ ở quê từ những ngày nó nằm trên cánh võng nghe tiếng mẹ ru xen lẫn tiếng ghe tàu và tiếng sóng vỗ. Vì bao lẽ đó, chả trách sao dòng sông lại quan trọng với bao thế hệ người dân quê tôi đến thế. Khi mà tình cảm đong đầy trong tâm trí, dòng sông thoắt hóa thành nguồn cảm hứng cho những bài văn, điệu hát với những ca từ thân yêu nhất, như các sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nhạc sĩ Hoàng Hiệp - những người con ưu tú của quê hương.
Mùa nước nổi, dòng sông tưởng chừng như vô tâm khi nhấn chìm làng xóm trong biển nước. Nhưng không hoàn toàn như vậy, dòng sông rất hữu tình khi mang đến cho dân quê một lượng lớn cá linh, bông súng và bông điên điển - những sản vật không phải mùa nào cũng có. Và không biết tự bao giờ, hình tượng bông điên điển bỗng trở thành nét đẹp dịp lũ về. Dịp ấy ở phương xa, những người con vùng lũ không khỏi xúc động khi nghe câu hát thuở nào cất lên: "thương bông điên điển, nghiêng mình nhớ đất quê". Cuối cùng thì con người và thiên nhiên đã hiểu và có tình cảm với nhau, để cùng sống chung và cứ thế hẹn gặp lại nhau mỗi năm.
Do sống ở nơi có nhiều sông rạch nên những đứa trẻ thường được người lớn dạy bơi rất sớm. Khi thì ôm mấy cái thùng mũ, khi thì ôm gốc chuối, đứa trẻ vừa ôm vừa đạp bì bõm mà tập từ năm này qua tháng nọ. Có đứa muốn mau biết bơi nên bèn đi tắt đón đầu, nghe lời tụi con nít trong xóm bắt con chuồn chuồn cho cắn rốn để biết bơi. Chuồn chuồn cắn muốn banh rốn mà phóng xuống nước vẫn chìm nghỉm, nước phù sa một họng, thôi đành ôm gốc chuối tập từ từ vậy. Khi biết bơi rồi, mấy đứa trẻ từ trên cầu nhảy đùng xuống sông tắm cho nước văng tung tóe, tụi nó cười nói hả hê rồi móc bùn chọi hết đứa này tới đứa nọ. Thỉnh thoảng trong nhóm có đứa nhỏ âm thầm ị bậy, cả đám bụm miệng bơi lấy bơi để chạy qua chỗ khác giỡn tiếp.

Friday, July 17, 2015

TỰ TÌNH QUÊ HƯƠNG 2 - XÓM HUYỆN ĐỘI

Theo dòng chảy của thời gian, diện mạo quê hương tôi ngày một đổi mới. Những con đường đất ngày nào thay bằng đường nhựa, những xóm vắng với cây cối um tùm thay bằng khu dân cư nhà cửa san sát nhau, bến đò hôm nao thay bằng chiếc cầu kiên cố,... Chỉ có dòng sông Tiền là ít đổi thay nhất, vẫn con nước ròng con nước lớn theo mùa, vẫn là nơi tắm mát tuổi thơ cho bao thế hệ quê mình.

Những năm 1990, huyện đội Chợ Mới đóng tại xã Mỹ Luông, gần nhà ngoại tôi. Tụi con nít thường hay ra vào khu đó chơi đùa, nào là nhảy dây, chơi năm mười (trốn tìm), cá mập lên bờ, bắn đạn, tạt lon,... hoặc cùng nhau lẩn quẩn dưới mấy bụi me mà lượm me dốt. Nghịch ngợm hơn nữa là hái trái nổ quăng xuống hầm cá tra cho nó nổ lóc bóc để dọa cá. Nhiều người đi lính ở đây còn quen được các cô gái ở xóm và nên duyên chồng vợ sau khi xuất ngũ. 


Friday, June 19, 2015

TỰ TÌNH QUÊ HƯƠNG 1 - NHÀ THƯƠNG MỸ LUÔNG


Quê hương tôi ngày một đổi thay, cái bệnh viện Mỹ Luông ngày nào nay đã thành khu Trung tâm thương mại nhộn nhịp. Hai mươi mấy năm về trước, tôi đã cất tiếng khóc đầu đời tại nơi này. Và cũng chính bởi cái tuổi thơ "nay ốm mai đau" mà cái bệnh viện Mỹ Luông đã thành nơi cho tôi nhiều kỷ niệm không thể nào quên.

Saturday, July 13, 2013

Ý nghĩa địa danh "Mỹ Luông" và câu đối ở đình làng

Mỹ Luông là tên gọi một thị trấn của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Lần theo các chữ Hán trên cổng đình làng, địa danh này được viết là: 隆美 (phiên âm: lóngměi). Trong đó chữ 隆 (Luông/Long) nghĩa là sự vươn lên/phát đạt, còn chữ 美 (Mỹ) nghĩa là đẹp.

Để biết được ý nghĩa sâu xa mà cha ông gửi gắm ở tên gọi này, ta hãy xét thêm 2 câu đối được khắc trước cổng đình làng:
       隆家興國工農巧述四時新
       (Lóng jiā xīngguó gōngnóng qiǎo shù sì shí xīn)
       美俗純風文獻禮儀千古在
       (Měi sú chún fēng wénxiàn lǐyí qiāngǔ zài)
tức:
       “Luông gia hưng quốc công nông xảo thuật tứ thì tân,
       Mỹ tục thuần phong văn hiến lễ nghi thiên cổ tại.”
Tạm dịch 2 câu trên như sau:
       Nhà sang, nước mạnh, công, nông khéo thì bốn phía đổi đời,
       Thuần phong mỹ tục, văn hiến lễ nghi xưa nay phải giữ.

Như vậy, cha ông ngày xưa đã thầm nhắn với lớp cháu con phải cố gắng phát triển quê hương thêm giàu mạnh để “đổi đời”, song song với đó, những giá trị truyền thống (thuần phong mỹ tục, văn hiến lễ nghi) cũng cần phải gìn giữ về sau. Sự phát triển, vươn lên như vậy mới thật sự tốt đẹp. Và sự phát triển, vươn lên tốt đẹp đó đã được gửi gắm qua tên gọi “Mỹ Luông”!
Ý nghĩa tên gọi quê hương là vậy, tâm nguyện cha ông là vậy, sừng sững đó nơi đình làng hàng mấy chục mấy trăm năm mà mãi đến bây giờ, lớp cháu con như tôi mới được hiểu ra!

Ghi chú: Đình thần Mỹ Luông, nay thuộc xã Mỹ An đến giờ vẫn giữ tên gọi cũ để không làm mất đi 2 câu đối ý nghĩa của tiền nhân.

(Nguyễn Mỹ - 11/7/2013)
/*****
Nguồn tham khảo:
[1] Hán Việt từ điển, http://www.hanviet.org, 2013.
[2] Pleco Chinese Dictionary, Pleco Software Incorporated, 2013.
*****/

Wednesday, August 8, 2012

Kỷ niệm tuổi thơ

Khi còn là con nít, tui thường đi chơi với mấy đứa ở xóm. Trong đôi mắt hiếu kì của trẻ nhỏ, không có gì vui bằng những trò chơi hay việc đi đó đây với bạn. Nhớ lần nọ, tui và nhóm con nít ở xóm đi hái me dốt trong vườn nhà hàng xóm. Cây me già cành trái xum xuê tha hồ cho tụi tui hái và ăn thỏa thích. Dưới tán me có một con sông đầy bèo không rộng lắm, con nít tánh hay khỉ nên sẵn đó có cành me rũ xuống, mấy đứa trong nhóm bắt chước Tarzan đánh đu từ bên này qua bên kia sông, lần lượt đứa này sang đứa khác thay nhau đu dây qua sông. Thấy vui vui,tui cũng bắt chước, hai tay cầm chặt cành me và lấy chớn, hai chân tui buông bổng ra và đu, chợt, có con nhỏ chung nhóm nắm lấy hai chân tui, nó tính đánh đu ké. Ai dè đánh đu tới giữa sông, nó sẩy tay và...tủm!!! Nó lọt xuống sông, mình mẩy dính đầy bèo và bò lên bờ, còn tui thì hạ cánh an toàn. Cả đám con nít cười to, xúm lại chọc nó, nó mắc cỡ và lấy tay trây bèo lên tụi tui làm tụi tui chạy tán loạn.
Có một thời tụi nhỏ trong xóm rủ nhau nuôi cá, và tui cũng có nuôi. Tui lén chôm 3 con cá linh trong bọc cá mà mẹ mới mua về và thả vô lu, tui nhìn nó bơi một hồi rồi bỏ đi. Đến trưa ra thăm, tui thấy 3 con đều sình bụng chết hết. Chưa nản, tui tiếp tục mua cá bảy màu về, cho nó vào chai nước suối. Lần này tui đã thành công, ngày ngày tui cùng mấy đứa đi hớt lăng quăng về cho cá. Sau một thời gian, cá lớn rõ rệt và có một bầy cá con mới được sinh ra. Thấy nước trong bình đục quá và bắt đầu có mùi, tui thay nước trong bình, ngửi thấy con cá vẫn còn tanh, tui bèn mua bịch xà bông Sunsilk đổ vào bình, tui cứ nghĩ hồ cá sẽ thơm lắm, ai dè, cá mẹ và cá con bơi lên rồi lại bơi xuống mãi,nó ngộp một hồi rồi ngủm hết trơn.
Mỗi lần sang nhà bác Hai, tụi nhỏ thường đem giấy kêu tui vẽ hình cho nó rồi sau đó cùng chơi bắt trốn, tạt hình, ăn chực chè,...Tui còn rủ mấy đứa đóng phim Bao Công do tui làm đạo diễn, tui vẽ mão, râu, ... lên giấy và cắt ra để hóa trang cho các "đào kép nhí". Trong Khai Phong Phủ, Bao Công đang xử án Quách Què thì có mấy ông ma cà tưng xuất hiện, không chần chừ, Bao Công phóng từ trên giường xuống sàn dán ngay lá bùa vào ông ma làm mấy ổng giãy độp độp chết queo!
Mười mấy năm đã qua, những đứa con nít ngày trước nay đã lớn, không biết tụi nó có còn nhớ những trò chơi thuở nhỏ hay không.
(Nguyễn Mỹ - 27/10/2006)

Thời tiền sử

Một buổi sáng như mọi khi, lớp nó vẫn học bình thường. Bỗng trên trời,nó thấy mây tối sầm lại và cuồn cuộn che khuất cả bầu trời. Các bạn nó hoảng cả lên, cảnh vật đang xoay chuyển một cách chóng mặt. Đất trời âm u, cuồn phong nổi lên cuốn tụi nó vào một cơn lốc xoáy.
Á á á...nó hét lên tuyệt vọng.
Bùm! Cả bọn dần tỉnh dậy và sửng sốt sau cơn lốc. Xung quanh tụi nó giờ là một mảnh đất rộng đầy núi non và cây cối, một miền đất yên tĩnh, hẻo lánh. Mấy đứa trong bọn chu mỏ nhìn nhau.
- Tụi bây ơi,mình đang lạc vào thời tiền sử đó - Mạnh vừa nói vừa chỉ lên trời - Nhìn kìa!
- Thằn lằn bay.
- Trông nó gớm quá!
Trước mắt bọn nó là một con thằn lằn bay bự tổ bố, da đỏ như máu, đầu đuôi nửa giống dơi, nửa giống quạ, răng thì nhọn hoắt, mắt lộ vẻ hung hăng đang bay về phía chân trời và biến mất dần.
- Ủa, sao đằng kia có hai nhánh gì ngoẹo nguậy vậy ta - Một đứa trong bọn thốt lên.
- Gió chứ gì - Đứa khác trấn an.
Và cái đó lộ ra từ từ, trông "nó" trắng ngà, nhọn mà cong, cây cối xung quanh bỗng rung rinh hết cả lên. Ôi...một con voi Ma-mút đang chạy về phía chúng nó với đôi ngà khỏe mạnh.
Cả bọn co cẳng chạy,"nó" đang lao tới ngày một gần. Bỗng, phụt, phụt,...rú ú ú...có tiếng gì làm "nó" rú lên, cả bọn nhìn lại phía sau xem chuyện gì đã xảy ra. Một bộ tộc người tiền sử! Họ đang phóng lao vào con vật. Lao phóng tới ngày một nhiều, con voi Mamút ẹo tới ẹo lui rồi ngã ngang cái độp chết tươi. Họ bu quanh xác voi lấy thịt, có mấy người khoái chí cười hô hố lên, họ người hú người hét vang cả mảnh đất ấy để mừng chiến thắng.
Chúng nó bèn núp vào một tảng đá gần đó tránh bị họ phát hiện, chờ lúc họ đi khỏi mới dám ló mặt ra.
Thế là tụi nó ngồi chèo queo, mong có đường trở về với thời đại của mình. Tụi nó nhớ tới thầy cô, cha mẹ, bè bạn.
Gầmmm...
- Lại cái gì nữa đây?
- Hình như có cái gì đang gầm, tiếng rống ngày càng gần thì phải.
- Cọp hay sư tử đây trời?
- Không phải, tiếng...tiếng gầm rất to, có cả tiếng ru...ung động mạnh của những bước chân. Không lẽ...không lẽ là...
- Má ơi, khủng long bạo chúa đó, chạy đi các bạn! Cả bọn lại chạy ma-ra-tông lần nữa. Không đứa nào dám chậm trễ. Con quái vật to như tòa cao ốc, da sần sùi với hàm răng tua tủa khát máu đang tiến lại gần tấn công tụi nó.
Phập!phập!phập!
- Hú hồn, may mà nó táp hụt.
- Suýt nữa, suýt nữa...là...là...tui sứt cái lỗ mũi rồi nè trời!
- Con khủng long này bị lé chắc. Mong rằng là vậy.
- Ối, không! Cái đuôi nó đang quất về tụi mình kìa.
- Đừng...
Bọn nó đang kề cận với tử thần. Đầu óc nó quay cuồng tối tăm.
- Vĩnh biệt. Trời ơi! Cứu tôi với - Nó la lên tuyệt vọng.
- Ê, ê, tỉnh dậy coi mậy, ngủ gục trong lớp nãy giờ đã chưa? Vô học rồi kìa - có tiếng thằng bạn đang đánh thức nó.
Nó tỉnh dậy, tay dụi dụi mắt lấy vở ra để chuẩn bị cho tiết học. Nó vừa trải qua một giấc mơ mạo hiểm, một cuộc phiêu lưu thời tiền sử xa xưa...
(Nguyễn Mỹ - 11/2004)

Thành bại trong đời

Đúc kết từ bài giảng của một nhà sư!
Đã là cuộc đua, ắt phải có kẻ thua người thắng. Có mấy ai trong đời mà không dấn thân vào những cuộc đua như thế, và chí ít ai cũng đã từng nếm mùi là người thất bại! Bạn hãy nghĩ xem, trong một cuộc đua có được bao nhiêu người chiến thắng? Rất ít phải không? Số còn lại đều là người thua trong cuộc đua đó! Mà những người thua này họ có muốn mình thua hay không? Hiển nhiên là không, nếu thế thì họ sẽ không tham gia cuộc đua đó làm gì!

Chợ Mới ký sự

Chợ Mới, nơi mà tôi đã sinh ra và lớn lên...
“Lung linh bóng nước con đò
Nhớ sao Chợ Mới câu hò thủy chung
Quê tôi miền đất anh hùng
Hôm nay vẫn đẹp vô cùng ai ơi!”
Miền quê sông nước nằm giữa đôi dòng sông Tiền, sông Hậu ấy chính là nơi đã khai sinh ra chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của đất An Giang, cũng chính là nơi đã lưu dấu tuổi thơ của nhiều người con kiệt xuất quê nhà. Dẫu có đi đâu về đâu, làm sao tôi có thể quên được mảnh đất thân thương tự thuở nào, nơi đã hằn in trong tôi một dấu ấn thiêng liêng mà tôi vẫn thường nâng niu và hãnh diện.

chomoi_nhcanh.jpg Nhắc đến Chợ Mới, người ta vẫn thường hay nhắc đến một vị tướng có công đầu trong việc mở mang bờ cõi phương Nam, đó là Nguyễn Hữu Cảnh, cháu 9 đời của Nguyễn Trãi. Vào năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử ông vào Nam thiết lập chính quyền. Thuở xưa, vùng An Giang còn là một nơi hoang vu. Với chính sách kêu gọi dân nơi khác đến khai thôn lập ấp của Nguyễn Hữu Cảnh tại Cù lao Cây Sao, chốn này đã bớt bề hiu quạnh. Không lâu sau, ông đã trở bệnh và kéo quân về đến Mỹ Tho thì mất.
Để ghi nhớ công đức của ông, người dân quê tôi đã gọi cù lao Cây Sao là Cù lao Ông Chưởng, tức Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ở Chợ Mới hiện có nhiều đình miếu, dinh thờ ông như Dinh Ông ở thị trấn Chợ Mới, đình làng Long Kiến, đình làng Mỹ Luông,…