Đúc kết từ bài giảng của một nhà sư!
Đã là cuộc đua, ắt phải có kẻ thua người thắng. Có mấy ai trong đời mà không dấn thân vào những cuộc đua như thế, và chí ít ai cũng đã từng nếm mùi là người thất bại! Bạn hãy nghĩ xem, trong một cuộc đua có được bao nhiêu người chiến thắng? Rất ít phải không? Số còn lại đều là người thua trong cuộc đua đó! Mà những người thua này họ có muốn mình thua hay không? Hiển nhiên là không, nếu thế thì họ sẽ không tham gia cuộc đua đó làm gì!
Đã là cuộc đua, ắt phải có kẻ thua người thắng. Có mấy ai trong đời mà không dấn thân vào những cuộc đua như thế, và chí ít ai cũng đã từng nếm mùi là người thất bại! Bạn hãy nghĩ xem, trong một cuộc đua có được bao nhiêu người chiến thắng? Rất ít phải không? Số còn lại đều là người thua trong cuộc đua đó! Mà những người thua này họ có muốn mình thua hay không? Hiển nhiên là không, nếu thế thì họ sẽ không tham gia cuộc đua đó làm gì!
Tôi có nghe kể rằng ngày xưa có một vị tướng vô cùng oai phong lẫm liệt nơi trận mạc, nghĩa quân do ông chỉ huy đánh đâu thắng đó. Khi non nước hòa bình, triều đình tổ chức lễ vinh danh ông. Khi mà tên của mình vừa được xướng lên, ông khệ nệ bước ra với bước đi lống cống, quân phục cũ kỹ, đến độ mọi người trông ông chẳng còn chút khí phách hiên ngang như những ngày xông pha trên chiến mã nữa.
Lễ vinh danh xong, một người bạn thân của ông hỏi "Buổi lễ vinh danh sao ông lại xuống thần sắc như vậy? Phong độ vị tướng thuở nào đâu rồi?"
Ông từ tốn đáp: "Trong trận chiến, tôi đã giúp nước nhà chiến thắng, vậy là toại nguyện rồi. Trong buổi lễ vinh danh, thật tình tôi không muốn tỏ ra oai phong trên một cương vị như thế. Tôi hiểu rằng, khi mình đang ở trên cao, sẽ có những người tìm cách phá để mình xuống thấp! Cho nên thà tôi làm vậy để mình được yên ổn, thấy mình lèn phèn sẽ không ai dòm ngó nữa!"
Vị tướng trong câu chuyện trên đã cho ta thấy một điều: Khi mình đang ở trên cao, sẽ có những người tìm cách hạ mình xuống. Người chiến thắng thường tỏ ra mình là xuất chúng và tự đắc với chiến thắng của bản thân, người thất bại thì không vui, có khi lại tìm cách ngấm ngầm để đánh bại hay hạ uy tín người chiến thắng. Cho nên, chiến thắng chưa chắc đã là một điều đáng mừng để phô trương! Nói chi cho xa, hãy nhìn vào xã hội thực tại. Trước khi mình nổi tiếng, cuộc đời mình có thể không ai thèm biết. Một khi mình nổi tiếng rồi (như khi trở thành đại sứ du lịch, hay làm BGK cho những cuộc thi lớn,...) thì từ dĩ vãng đời tư hồi nào không ai biết, từ mỗi lời ăn tiếng nói hay cử chỉ vô tình nào đó của mình cũng có thể trở thành tầm ngắm của dư luận.
Đối với người chiến thắng, ai cũng dễ mắc phải cái bệnh gọi là "ngã mạng". Họ cho rằng mình hay, mình giỏi, bất cứ sự thất bại nào nữa cũng không thể chấp nhận được và đều là sự sỉ nhục. Cho nên họ có thể dùng thủ đoạn để giữ "cái nhất" của mình. Chiến thắng càng nhiều, càng vinh hiển thì cái tôi càng dễ lớn dần, nếu ai đó không biết giữ tâm thì dễ đánh mất sự khiêm tốn của mình.
Còn với người thất bại, cần phải biết cuộc thi có người thắng thì cũng có người thua, không nên đau khổ hoặc ghanh ghét làm chi. Việc nhường chiếc ghế cho người thích hợp hoàn toàn không có gì là xấu hổ!
Đối với học sinh sinh viên, các bạn thường có tâm trạng lo lắng trước những kỳ thi, và có tâm trạng chán nản khi hay mình thi rớt. Thử hỏi việc lo lắng có làm bạn thi tốt hơn không, hay là sẽ ức chế sự tinh tấn của bạn? Thử hỏi khi biết mình đã rớt, chuyện buồn phiền có làm thay đổi được kết quả của bạn không? Vậy tại sao phải lo buồn khi mà những trạng thái tâm đó không giúp ích gì được cho mình? Hãy giữ tâm lý của mình được an nhiên tự tại, hãy học trong trạng thái tâm bình thường nhất, khi ấy bạn sẽ học tốt!
Một vấn đề nữa đối với học sinh sinh viên là việc chạy theo điểm số, điểm lớn làm ta vui và điểm nhỏ làm ta buồn. Ta nên biết rằng điểm số chỉ mang tính tương đối, nhất thời, là hình thức mà thôi, bởi năng lực và hiểu biết của một người đâu thể cân đo đong đếm chính xác bằng những con số? Các bạn cần nhìn nhận cái mục đích thật sự của việc học là kiến thức (chất), không nên quá đề cao điểm số (lượng) như vậy để rồi buồn mỗi khi điểm không như ý mình! Điểm số cũng như cái bóng của một vật gì đó trên mặt nước, mà đã là cái bóng thì nhất thời và tương đối!
Đời là vô thường, nghĩa là vạn vật cứ theo vần biến đổi và chuyển hóa, không có gì là thường hằng bất biến. Từ cái thân vô thường thay đổi từ khi ta sinh ra đến khi ta về với đất, đến cái tâm vô thường khi buồn khi vui, khi thương khi ghét, khi thành khi bại, khi sướng khi khổ,... Mọi thứ trong đời như dòng nước, cứ trôi mãi trôi mãi không thôi. Thay vì nếu kéo nó một cách vô ích, bạn hãy cứ để nó trôi theo lẽ tự nhiên, hãy để bao cơn buồn giận khổ đau trôi đi và chờ đón nhận những niềm vui sẽ đến. Khi đã có niềm vui rồi, cũng đừng nghĩ niềm vui ấy sẽ ở mãi với mình, vô ích. Khi đã nhận ra được điều này thì những ai thất bại xin đừng đau khổ, và những ai chiến thắng cũng xin đừng ngủ say mãi trong khúc khải hoàn ca, vì đời có lúc này lúc khác! Trong khi mất thời gian để kiếm tìm sự tuyệt đối ở đời, thì bạn hãy chấp nhận cái tương đối mà mình đang có. Đừng chấp vào cái hình thức và nhất thời, thay vào đó nên dành thời gian cố gắng hết sức trên mỗi bước mình đi và nhìn thấy đâu là cái đích thật sự.
(Nguyễn Mỹ - 23h 06/12/2011)
0 comments:
Post a Comment